Tin vui: Ngôi sao U.23 Việt Nam Nguyễn Đình Bắc sớm trở lại thi đấu
Nhưng thực tế triển khai ở các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc, chồng chéo giữa các ngành. Cụ thể, quy hoạch nuôi biển hiện đang chồng chéo với nhiều quy hoạch khác như: tài nguyên môi trường, du lịch...
Ô tô bán tải 'giành' làn xe máy và cái kết khiến dân mạng 'hả hê'
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.
Diễn viên Dương Thanh Vàng: Từng bị tiền bối hạ bệ, khán giả đuổi khỏi sân khấu
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Kênh "Bác sĩ ơi!" sẽ là nơi các bác sĩ uy tín, có chuyên môn cao chia sẻ những thông tin về sức khỏe, phương pháp phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe đúng cách và giải đáp các thắc mắc thường gặp. Kính mời quý vị đăng ký ngay kênh YouTube và TikTok "Bác sĩ ơi!" của Báo Thanh Niên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về sức khỏe.YouTube: youtube.com/@bacsioi-baothanhnienTikTok: tiktok.com/@bacsioi_baothanhnien
U.23 Thái Lan gây choáng váng cho U.23 Iraq vì lý do đặc biệt này
Lễ khai mạc VCK giải TNSV THACO cup 2025 diễn ra ngắn gọn nhưng trang trọng, dưới sự dự khán trực tiếp của những vị khách quý là ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ông Trần Trọng Dũng, Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Minh, Phó cục trưởng Cục TDTT, Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Nam Nhân, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó chủ tịch VFF; PGS-TS Trần Cao Vinh, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Lễ khai mạc còn thu hút hàng ngàn CĐV là sinh viên cổ vũ cho 12 trường có đại diện tham dự VCK, bao gồm Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa (đại diện khu vực miền Bắc); Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, ĐH Huế (Duyên hải miền Trung); Trường ĐH Quy Nhơn (Nam Trung bộ và Tây nguyên); Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (Đông Nam bộ); Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (khu vực TP.HCM); Trường ĐH Trà Vinh (Tây Nam bộ).Giải sẽ diễn ra từ ngày 1.3-16.3, trên sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Các đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt ở mỗi bảng (4 đội) để tính điểm, xếp hạng. Tổng cộng 3 đội xếp thứ nhất, 3 đội xếp thứ nhì và 2 đội xếp thứ ba có thành tích tốt hơn trong 3 bảng sẽ vào thi đấu tứ kết, bán kết, chung kết (theo sơ đồ mã số).Riêng các trận tứ kết, bán kết và chung kết thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một trận, nếu sau thời gian thi đấu chính thức (80 phút) tỷ số hòa, sẽ thi đá luân lưu 11 m để xác định đội thắng.Để động viên, khích lệ các đội thi đấu cũng như tăng thêm sự sôi động trong cuộc tranh tài giữa 12 đội bóng xuất sắc nhất toàn quốc, BTC đã công bố các hạng mục giải thưởng tổng cộng lên đến 800 triệu đồng. Trong đó đội vô địch nhận giải thưởng kèm 300 triệu đồng, 150 triệu đồng cho đội á quân và 70 triệu đồng cho mỗi đội đồng hạng ba. Giải phong cách sẽ có trị giá 40 triệu đồng.Ngoài ra, BTC còn có các phần thưởng Tổ trọng tài hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ VCK (10 triệu đồng), 3 giải cổ vũ: fair-play (20 triệu đồng), cổ vũ đẹp (15 triệu đồng); cổ vũ truyền cảm hứng (10 triệu đồng). Các giải thưởng cá nhân (80 triệu đồng) gồm Cầu thủ xuất sắc nhất trận vòng bảng và tứ kết (22 trận, 1 triệu đồng/giải), Cầu thủ xuất sắc nhất trận bán kết (2 trận, 2 triệu đồng/giải), Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết (3 triệu đồng/trận), Cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên trận vòng bảng, tứ kết (22 trận, 1 triệu đồng/trận), Cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên trận vòng bán kết (2 triệu đồng/trận), Cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên trận chung kết (3 triệu đồng), Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất vòng chung kết: 10 triệu đồng (Nếu trường hợp 2 cầu thủ trở lên ghi được số bàn thắng nhiều nhất bằng nhau, thì giải thưởng sẽ được chia đều cho các cầu thủ đó).Đặc biệt, Cầu thủ xuất sắc nhất VCK sẽ nhận phần thưởng trị giá 15 triệu đồng, Thủ môn xuất sắc nhất VCK nhận 10 triệu đồng, Đội hình tiêu biểu 11 cầu thủ xuất sắc (1 triệu đồng/cầu thủ).Đến tham dự lễ khai mạc còn có sự hiện diện của các vị lãnh đạo T.Ư và các sở ban ngành TP.HCM, Công an TP.HCM, Phòng Văn hóa Thông tin Q.7, Ban trọng tài VFF, Liên đoàn Bóng đá TP.HCM, đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TPHCM; Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai; Trường ĐH Công nghệ TP.HCM; Trường ĐH Quy Nhơn; Trường Đại học TDTT Đà Nẵng… cùng nhiều thầy cô lãnh đạo khoa của các trường.BTC xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các đơn vị tài trợ và đồng hành, bao gồm ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Tập đoàn THACO - Đơn vị tài trợ chính giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025, Cúp THACO. Đồng thời, xin cảm ơn ông Nguyễn Thành Phước, Giám đốc Văn phòng đại diện BIDV tại TP.HCM và đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Công ty Bảo Uyên Sport (nhãn hàng Bulbal); Công ty CP thể thao Động Lực; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn; Tổng công ty CP bảo hiểm AAA; Bệnh viện Quốc tế European Wellness, FPT Play và các đơn vị đồng hành khác.

Làm mới phong cách với bộ trang sức 'Sắc màu cá tính'
Cô bé 10 tuổi đã đặt chân đến 50 quốc gia mà không nghỉ học ngày nào
Ngày đầu tiên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh TP.HCM trong không khí vui vẻ và đầy màu sắc.Tại Trường tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM), hoạt động chào năm mới đã được tổ chức tại sân trường và trong từng lớp học. Lớp tổ chức các hoạt động tập thể dưới sân trường, lớp sinh hoạt trên tinh thần vui học, cùng nhau đố vui có thưởng…Bên cạnh trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp năm mới, thầy Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, tặng mỗi học sinh một cây bút chì và chia sẻ câu chuyện vì sao bút chì trở nên có ý nghĩa. Thầy hiệu trưởng giải thích: "Với cây bút chì trong tay, kiến trúc sư sẽ có bản vẽ đẹp, nhà văn có tác phẩm hay, nhạc sĩ sẽ có bản nhạc. Tuy nhiên cây bút chì cần phải được chuốt gọt, bào từng lớp vỏ mới trở nên có ích. Bài học này cũng chính dành cho các con, cần phải cố gắng, nỗ lực, chịu khó mỗi ngày để trở thành cây bút chì hữu ích".Ngày đầu năm mới là thời điểm mà bất kỳ thầy cô giáo nào cũng muốn mang đến cho học sinh của mình một không khí vui tươi và tinh thần quyết tâm để có khởi đầu đầy ý nghĩa, nhất là với học sinh cuối cấp, như lớp 9.Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), đã gửi lời chúc đầu năm mới đến học trò, mong rằng các em luôn mạnh khỏe, cố gắng tiến bộ và đạt được mục tiêu trên chặng đường phía trước. Trong tiết dạy đầu năm, thầy Tuấn Huy tổ chức hoạt động mang tên "Thông điệp cho chính mình". Mỗi học sinh viết ra mục tiêu cá nhân và một lời động viên chính mình như một khởi đầu đầy khí thế cho năm mới. Ngoài ra, không thể thiếu hoạt động "Lì xì động lực" với một chút lộc nho nhỏ cùng với những câu danh ngôn truyền cảm hứng trong mỗi phong bao đỏ để giúp các em có thêm tinh thần phấn đấu, quyết tâm và niềm tin cho hành trình chinh phục kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới.Ngày đi học trở lại của học sinh lớp 12A11 Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11) sau những ngày du xuân thật vui, ý nghĩa và đong đầy cảm xúc. Các em cùng trao cho nhau những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp bằng thơ, vè, bài hát; chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện trải nghiệm ngày tết bên gia đình, người thân, những nơi đến tham quan, du lịch.Hấp dẫn và sôi động nhất là tiết mục "xé túi mù - bốc lì xì may mắn" với những phong bao lì xì mệnh giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000 đồng. Mỗi em đều có cơ hội nhận lì xì may mắn từ thầy chủ nhiệm. Các em rất phấn khởi và háo hức tham gia. Một mùa xuân mới bắt đầu từ nụ cười hạnh phúc của thầy và trò với ước vọng gặt hái nhiều thành công mới.Trong tiết học hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, thầy trò cùng nhau ôn lại những giá trị văn hóa ngày tết truyền thống, tự hào và gìn giữ nét đẹp văn hóa quê hương Việt Nam.Những ngày xuân ý nghĩa đang dần khép lại, một năm mới với những kỳ vọng mới đang đón chờ ở phía trước. Dư vị ngọt ngào của những ngày tết lại thôi thúc mỗi học trò cùng nỗ lực học tập bằng cả cái tâm, gặt hái những thành tích mới để tiếp tục ngóng chờ "nàng xuân" trở lại. Thầy Phạm Lê Thanh tặng học trò câu thư pháp "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để nhắc nhở các em luôn phải giữ lửa nhiệt huyết học tập, làm việc gì cũng phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. "Các em hãy sống đàng hoàng, thẳng thắn, khỏe mạnh, thoải mái, hạnh phúc và trách nhiệm. Cuộc đời của các em là do các em lựa chọn vì thế hãy mạnh dạn, cố gắng học tập để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai", thầy Thanh căn dặn học trò trong ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ tết.
Phẫn nộ ô tô liều lĩnh quay đầu 'như tự sát' trên cao tốc
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
tructiepbongda hom nay
Sau khi bài viết "Lại khổ vì karaoke ngày tết, hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" được đăng tải, khá nhiều "nạn nhân" của thực trạng hát karaoke gây ồn ào tiếp tục chia sẻ những nỗi niềm, mà nói đúng hơn đó là sự bực tức họ phải chịu đựng suốt mùa tết.Một anh chàng quê ở TP.Đà Nẵng, làm rể tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, kể trong sự bất ngờ: "Thật lạ lùng khi nhà hàng xóm có thể hát karaoke thâu đêm suốt sáng. Giống như kiểu họ không thể sống mà thiếu karaoke vậy. 23 giờ, 24 giờ vẫn hát "rân trời". Không thể hiểu nổi".Có người ở một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, ta thán: "Nhà hàng xóm chỉ có một người nhưng hát karaoke liên tục. Nếu như trong liveshow, một ca sĩ hát hết cỡ thì cũng chỉ khoảng 30 bài. Nhưng mà một ngày, người này có thể hát vài chục ca khúc. Dường như bài gì, nhạc nào cũng "cân" được (ý là hát được – PV). Họ hát karaoke thoải mái mà không hề nghĩ đến cảm giác của những gia đình kế bên. Họ vô tư thể hiện "tài năng âm nhạc" mà không biết là đang làm phiền, ảnh hưởng đến người khác".Câu chuyện "hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" cũng nhận được sự đồng tình của bạn đọc. Có người kể chuyện ở xóm tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Một người vừa mua dàn karaoke 7,2 triệu đồng. Hàng xóm thấy vậy, không để nhà mình thua nhà người ta, lập tức lên siêu thị điện máy "quất" hệ thống tốt hơn, âm thanh đỉnh cao hơn, và quan trọng là phát ra tiếng to hơn với giá gần 20 triệu đồng. Chưa kết, vì không thể chấp nhận hai dàn loa của hai gia đình bên cạnh "dội" vào nhà, một gia đình khác ở gần đó, bán hẳn cặp bò giá 36 triệu đồng để "tậu" luôn dàn karaoke mới vào ngày 24 tháng Chạp…Sự "chịu chơi" của ba gia đình vừa kể khiến người dân trong xóm "lãnh đủ", họ bị karaoke "tra tấn"… nguyên cái tết. "Họ hàng đến chúc tết mà nghe câu được câu mất, vì bị tiếng karaoke làm ồn", "Hôm mùng 4 cúng tạ, nhưng chẳng thể tập trung để cúng vì bên này, bên kia, bên nọ hát um sùm ở âm thanh to nhất"… là những phản ánh của người dân.Có người còn ví von: "Mỗi lần nhạc mở lên, âm thanh đùng đùng, nhà tôi cách nhà họ cả 20 – 30 mét mà hệ thống tôn trên mái nhà như… lắc lư theo. Đất trời như ngả nghiêng điên đảo".Lời kể này giống bình luận của bạn đọc Thảo trên Báo Thanh Niên: "Nhà cách đám giỗ 100 mét mà loa karaoke đập phình phình làm rung cả nền nhà".Tài khoản Thảo cũng chia sẻ mong muốn: "Ước gì có một quy định như Nghị định 168 (tức Nghị định 168/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ - PV) thì đỡ cho hàng xóm biết mấy".Tài khoản tên Bạn đọc mới cho rằng: "Giá mà phạt hát karaoke cũng nặng như giao thông thì chắc là dẹp được. Vụ này nên có cái Nghị định cỡ 168 mới trị được. Để kéo dài e sẽ loạn".Tài khoản ngocquynh1959@gmail.com thì nói: "Ước muốn cháy lòng là vấn nạn "karaoke tra tấn" cũng có cái Nghị định 168".Cùng quan điểm, tài khoản nguyenminh200782, kiến nghị: "Phải phạt thật nặng như Nghị định 168 mới đủ sức răn đe".Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng chia sẻ nhiều cách để có thể dẹp bỏ vấn nạn karaoke hoành hành. Theo bạn đọc thanh vu le thì "đây là một vấn nạn từ lâu, đến nay vẫn tồn tại vì sự thiếu ý thức của người sử dụng và cách xử lý không quyết liệt của các cơ quan chức năng".Bạn đọc bbb Aaa nói: "Muốn chấm dứt nạn khủng bố karaoke dễ ợt. Cứ phạt từ 10 - 20 triệu là xong".Bạn đọc Q.V viết: "Phạt nặng nhằm hướng người dân đến ý thức về pháp luật tốt hơn. Đã có Nghị định 168 xử phạt rất nặng đến hàng chục triệu đồng về vi phạm giao thông, nhưng tại sao lại không có nghị định chế tài thật nặng đối với vấn nạn karaoke? Trong khi hậu quả do karaoke gây ra là rất lớn. Nếu xử phạt nạn karaoke với mức phạt giống như mức phạt giao thông đến hàng chục triệu thử xem còn nhà nào dám mở loa karaoke phá làng phá xóm nữa không?".Bạn đọc yourself120813@gmail.com đề xuất: "Vi phạm tiếng ồn thì đề nghị phạt thật nặng, tịch thu dàn karaoke". Bạn đọc Nguyen Viet Nam mong mỏi: "Phải có biện pháp chế tài thật mạnh".Bạn đọc Tran Ha cho rằng: "Nên phạt 20 triệu đồng, tịch thu phương tiện. Đảm bảo 90% người dân đồng ý".
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư